Thay đổi tên công ty cần biết những gì?

Tên công ty được xem là bộ mặt và là hình ảnh đại diện giúp khách hàng và đối tác có thể xác định bạn trên thị trường. Nếu công ty bạn lớn và tên công ty của bạn có giá trị thì nó có thể coi là một tài sản vô hình dành cho riêng bạn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khách quan mà doanh nghiệp muốn đổi tên công ty của mình. Vậy thay đổi tên công ty cần biết những gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau với chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Thay đổi tên công ty cần biết những gì?

1. Khi nào phải thay đổi tên công ty?

Hiện có 3 trường hợp phổ biến mà doanh nghiệp muốn thay đổi công ty của mình, bao gồm: 

  • Theo nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Tên của công ty xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp có mong muốn thay đổi loại hình hoạt động kinh doanh.

Cũng như thành lập doanh nghiệp khi thay đổi tên công ty bạn cũng phải đáp ứng những điều kiện và những lưu ý cần thiết. Vậy thay đổi tên công ty cần biết những gì? Cùng điểm qua các lưu ý như sau: 

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải gồm 02 thành tố lần lượt là: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
  • Tên tiếng Việt phải là bắt buộc, còn tên tiếng nước ngoài và chữ viết tắt có thể có hoặc không.
  • Tên doanh nghiệp bạn muốn đặt phải không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã được đăng ký trước đó. 
  • Không được bao gồm các ký tự hoặc từ ngữ nhạy cảm mang tính xúc phạm người, tổ chức hoặc quốc gia.  
  • Không đặt tên trùng với tên của nhân vật lịch sử, những vĩ nhân và người có công với đất nước.

Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì?

2. Hồ sơ và Quy trình thủ tục thay đổi tên công ty

Thay đổi tên công ty cần biết những gì?

Để đảm bảo việc thực hiện thay đổi tên công ty được diễn ra nhanh chóng, bạn cần biết được thay đổi tên công ty cần biết những gì. Một trong những điểm quan trọng bạn cần biết đó chính là hồ sơ và quy trình thủ tục thay đổi tên công ty dưới đây:

2.1. Hồ sơ thay đổi tên công ty

Trước khi thực hiện quy trình thủ tục thay đổi tên công ty, bạn cần thực hiện hoàn chỉnh và nộp các hồ sơ như sau:

  • Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp.
  • Biên bản họp công ty đồng ý về việc thay đổi tên doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bạn là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. 
  • Quyết định thay đổi tên công ty.
  • Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ doanh nghiệp không thể trực tiếp đi.

Xem thêm: Việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì?

2.2. Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty

Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty sẽ gồm những bước sau. Mời bạn theo dõi sau đây: 

  • Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới theo các lưu ý và quy tắc đặt tên được quy định bởi pháp luật. 
  • Bước 2: Tra cứu các tên công ty dự định thay đổi để đánh giá khả năng đăng ký thành công tên công ty của bạn. Bạn có thể tra cứu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thay đổi tên công ty.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định.
  • Bước 5: Đợi Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi tên công ty. Để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

3. Những việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty

Thay đổi tên công ty cần biết những gì?

Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các quy trình thủ tục thay đổi tên công ty chỉ là bước đầu trong quá trình thay đổi tên. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới, việc thay đổi tên công ty cần biết những gì để hoàn tất quá trình thay đổi.

Theo dõi các thao tác thực hiện sau để hoàn tất quá trình thay đổi tên này và đảm bảo quyền lợi của công ty nhé! 

3.1. Khắc lại con dấu doanh nghiệp

Vì theo luật doanh nghiệp 2020 quy định, các cơ quan đăng ký kinh doanh không còn quản lý việc khắc con dấu doanh nghiệp nữa.

Nhưng để thống nhất hình thức trong các văn bản của doanh nghiệp, sau khi nhận được kết quả thay đổi tên mới, doanh nghiệp bạn vẫn nên thay đổi hình thức và nội dung con dấu.

Sau khi khắc lại con dấu doanh nghiệp, bạn không cần viết thông báo mẫu con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bạn có toàn quyền quyết định về kiểu dáng và số lượng con dấu công ty bạn cần. Tuy nhiên phải đảm bảo được trên con dấu phải có đầy đủ các thông tin về tên công ty và mã số thuế của doanh nghiệp.

3.2. Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp

Theo pháp luật quy định, sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trễ nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận kết quả thay đổi. 

Lệ phí công bố thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định sẽ là 100.000 đồng/lần.

3.3.  Xử lý hoá đơn cũ sau khi thay đổi tên doanh nghiệp

Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, điều này có nghĩa là các hóa đơn có tên công ty cũ của bạn đã không còn đồng nhất với công ty nữa. Do đó, bạn cần xử lý các hóa đơn cũ và thực hiện in lại hóa đơn mới. 

Tuy nhiên, việc xử lý hóa đơn cũ bạn cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định theo khoản 4, Điều 36, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ như sau:

  • Trong trường hợp tổ chức/ cơ quan không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết. Cần phải thực hiện tiêu hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế quản lý và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới.
  • Nếu các số biên lai đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ, khi có sự thay đổi tên và địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp mà tổ chức thu phí, lệ phí vẫn có nhu cầu sử dụng biên lai đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng. Sau đó, gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành biên lai đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số 02/ĐCPH-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.

Hy vọng những thông tin được cung cấp trên, đã phần nào giúp bạn biết rõ khi thay đổi tên công ty cần biết những gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các thủ tục thay đổi tên công ty cũng như những việc cần sau làm khi đổi tên, hãy bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết nhé

Luật sư Ngô Thị Ngọc Thúy

Luật sư Ngô Thị Ngọc Thúy - Người có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp như thành lập công ty, thành lập chi nhánh...Hiện đang làm CEO tại công ty TNHH ThanhLapGiayPhep. Với sứ mệnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập để có thể dễ dàng hoạt động kinh doanh hơn. Website:

Leave a Comment