Thành lập công ty là một quá trình phức tạp, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có các yêu cầu và điều kiện riêng. Tất nhiên là sẽ không phải doanh nghiệp hay công ty nào cũng đủ điều kiện để thành. Do đó Cùng tìm hiểu điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì? cũng như việc có nên thành lập công ty hay không ở dưới bài viết này nhé!
1. Có nên thành lập công ty không?
Trước khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, nhiều chủ doanh nghiệp băn khoăn rằng liệu có nên thành lập công ty hay không và liệu cần đáp ứng những điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì?
Câu trả lời có thể là có hoặc không phụ thuộc vào nguyện vọng và định hướng kinh doanh của bạn. Nếu bạn muốn kinh doanh nhỏ lẻ với doanh thu thấp thì có thể lựa chọn không thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở rộng sản xuất kinh doanh và nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ của nhà nước thì việc thành lập công ty là một bước đệm quan trọng để bạn thực hiện ước mơ của mình.
Bởi khi thành lập công ty bạn sẽ nhận được các đặc quyền như: dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh, dễ quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nhận được các ưu đãi về thuế của nhà nước khi gặp khó khăn. Tuy nhiên muốn thành lập công ty, bạn cần có đủ điều kiện thành lập công ty. Cùng tìm hiểu chi tiết điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì dưới đây nhé!
2. Điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì?
2.1. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Điều kiện về chủ thể là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì. Ở điều kiện này quy định tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu phải đáp ứng điều kiện về chủ thể. Trong đó, hầu hết các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp như:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức / cán bộ lãnh đạo/ quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước và quân đội. Trừ những trường hợp được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc các tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong thời hạn 3 năm.
2.2. Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Câu trả lời thứ 2 cho câu hỏi điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì là điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
Theo pháp luật quy định, điều kiện thành lập công ty mới nhất về ngành nghề đăng ký kinh doanh là chỉ cần doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề không bị cầm tại Điều 6 Luật Đầu tư thì doanh nghiệp đã đủ điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
Cụ thể một số ngành nghề có thể bị cấm kinh doanh như: buôn bán người/động vật hoang dã, kinh doanh mại dâm, mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể,…
2.3. Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập
Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập là câu trả lời tiếp theo cho điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì.
Theo điều kiện thành lập công ty mới nhất về tên gọi của doanh nghiệp dự kiến thành lập là tên doanh nghiệp phải được viết theo cấu trúc như sau: tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt + chữ số và ký hiệu.
Ở cấu trúc này, công ty bạn phải gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng của công ty. Ví dụ: Công ty TNHH Con Cò, Công ty Cổ phần Bà Hai,…
Đặc biệt lưu ý, khi đặt tên công ty, bạn không được đặt trùng hoặc nhầm lẫn với các tên của doanh nghiệp được đăng ký trước đó. Ngoài ra, tên bạn đặt không được chứa những từ ngữ nhạy cảm hoặc xúc phạm và gây tổn hại đến quốc gia.
2.4. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
Để thỏa điều kiện thành lập công ty mới nhất về trụ sở chính của doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo địa chỉ của trụ sở chính phải bao gồm các nhân số sau: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
2.5. Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
Điều kiện thành lập công ty mới nhất về hồ sơ đăng ký hợp lệ là một bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty phải được chuẩn bị và kê khai đầy đủ theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký.
2.6. Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp là điều kiện cuối cùng để kết thúc cho câu hỏi điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì.
Sau khi hoàn tất các điều kiện trên, theo điều kiện thành lập công ty mới nhất, người thành lập doanh nghiệp cần phải nộp lệ phí để thỏa điều kiện cuối cùng.
Cụ thể, người đăng ký thành lập công ty cần nộp đủ lệ phí đăng ký tại thời điểm nộp hồ sơ. Có 2 hình thức nộp lệ phí đăng ký công ty là nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo Thông tư số 47/2019/TTT-BTC, từ ngày 20/9/2019, lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.
3. Điều kiện thành lập công ty cho từng loại hình doanh nghiệp
Tuy nhiên, với từng loại hình công ty khác nhau điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì. Tùy vào loại hình công ty, bạn cần nên lưu ý những điều kiện thành lập công ty mới nhất. cùng tham khảo với chúng tôi sau đây nhé!
3.1. Công ty cổ phần
Khi thành lập công ty cổ phần các điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì hãy tham khảo các yếu tố như:
- Điều người thành lập công ty cổ phần.
- Điều kiện về bằng cấp của các ngành nghề kinh doanh.
- Điều kiện về vốn góp và vốn điều lệ.
- Điều kiện về tên công ty cũng như trụ sở chính.
3.2. Công ty TNHH 1 thành viên
Đối với công ty TNHH 1 thành viên, điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì, tham khảo ngay các điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên như sau:
- Điều kiện về chủ sở hữu.
- Điều kiện về vốn.
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.
- Có trụ sở và tên công ty thuộc quyền sử dụng hợp pháp
- Có hồ sơ đăng ký thành lập công ty và hợp lệ theo quy định.
- Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh.
- Hoàn tất các công việc sau khi có giấy phép và mã số thuế.
3.3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Tương tự khi muốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bạn cần thỏa các điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì. Các điều kiện ấy sẽ bao gồm các khoản như sau:
- Về thành viên: Bạn phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn trở lên và không được vượt quá 50 thành viên.
- Về tên công ty: Phải có ít nhất hai thành tố gồm “Loại hình công ty + Tên riêng”.
- Về vốn điều lệ: Hiện, không giới hạn mức vốn tối thiểu hoặc tối đa. Trừ khi ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
- Về ngành nghề kinh doanh: không thuộc các ngành nghề bị cấm theo quy định pháp luật.
3.4. Công ty hợp danh
Để thành lập một công ty hợp danh, bạn cần thảo các điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì và giấy tờ cần thiết như thế nào. Các giấy tờ và điều kiện để bạn cần đáp ứng để thành lập công ty hợp danh là:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng cá nhân trong danh sách.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.5. Doanh nghiệp tư nhân
Các điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì khi bạn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Các mục điều kiện bạn cần thỏa mãn được quy định như sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
- Tên Công ty không đặt trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký.
- Ngoài ra, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải là cá nhân và chỉ được 1 người.
Hy vọng các thông tin được cung cấp trên đã giúp bạn biết được điều kiện thành lập công ty mới nhất là gì? cũng như xác định được bạn có nên thành lập công ty hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về việc thành lập doanh nghiệp đừng ngại để lại bình luận bên dưới để cùng nhau thảo luận nhé!